– Sử dụng các phương pháp so sánh hình thái truyền thống song song với một số phương pháp phân tích khoa học hiện đại.
– Căn cứ khoá phân loại thực vật.
– Kết hợp với những bộ sách chuyên ngành như: Cây cỏ Việt Nam-Phạm Hoàng Hộ (1999-2000), Từ điển cây thuốc Việt Nam-Võ Văn Chi (2012), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam-Đỗ Tất Lợi (2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2003, 2005), Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hiển vi-Nguyễn Viết Thân (2003)… Tiến hành xác định tên khoa học và tìm hiểu thông tin khoa học.
– Tên thường gọi: Sâm Phú Yên,Sâm bố chính, Sâm nam, Bụp nhân sâm…
– Tên khoa học: Abelmoschus moschatus (L.) Medic. ssp. tuberosus (Span.) Borss.
* Lớp: Equisetopsida C. Agardh.
* Phân lớp: Magnoliidae Novák ex Takht.
* Bộ: Malvales Juss.
* Họ: Malvaceae Juss.
* Chi: Abelmoschus Medik.
* Loài: Abelmoschus moschatus (L.) Medic.
* Phân loài: Abelmoschus moschatus (L.) Medic. ssp. tuberosus (Span.) Borss.
+ Một số thông tin khoa học của Abelmoschus moschatus (L.) Medic. ssp. tuberosus (Span.) Borss.
– Theo Đỗ Tất Lợi, 1999, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, trang 814, NXB Y học, Hà Nội. “Sâm bố chính phối hợp với các vị thuốc khác để chữa các chứng ho, sốt nóng, trong người khô, táo, khát nước, gầy còm.”
– Theo Đỗ Huy Bích và cs, 2004, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập II, trang 691, NXB Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội. “Rễ sâm bố chính có vị ngọt, hơi nhớt, tính bình, vào 2 kinh: tỳ, phế, có tác dụng bổ khí, ích hyết, chỉ khát, sinh tân dịch; sao với gạo thì tính ấm, bổ tỳ vị, giúp tiêu hóa, thêm mạnh sức.”
-> Tài liệu tham khảo:
1. Võ Văn Chi, 2012, Từ điển cây thuốc Việt Nam(Bộ mới), tập II, NXB Y học, Hà Nội.
2. Đỗ Tất Lợi, 1999, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội.
3. Đỗ Huy Bích và cs, 2004, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập II, NXB Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn